
Phần lớn các tư thế yoga (còn gọi là asana) đều có nhiều tác dụng một lúc. Tuy vậy, sự tàn phá do tuổi tác và những vấn đề không thể lường trước trong cuộc sống thường khiến người ta không còn khả năng làm được những động tác hoàn chỉnh do phải chịu những khuyết tật không liên quan tới mục đích chính của tư thế. Và vì thế, bài viết đã đơn giản hóa bớt một số asana và tập trung nhiều nhất có thể vào một số khớp cụ thể nhằm giúp bạn đọc và những người tập yoga thu được lợi ích ở chính xác những bộ phận mong muốn. Cùng FITFOUND tìm hiểu nhé!
Hai vai

Phần vai là một ví dụ rất tốt. Có rất ít động tác yoga tập trung riêng vào khớp này mặc dù nó có vai trò trong gần như tất cả các tư thế asana. Một số động tác đã được rút gọn từ những tư thế cổ điển hoàn chỉnh đem lại những ích lợi nhất định về mặt sức khỏe, khả năng phối hợp và biên độ cử động vai. Tuy vậy, bản chất thanh khiết và đơn giản của các động tác cũng không thể thay thế được kiến thức về khớp xương cũng như phần vai – vốn có vai trò rất quan trọng để bạn đọc có thể đạt được hiệu quả cao nhất. Vì vậy, hãy cùng bắt đầu bằng cách tóm tắt lại cấu tạo giải phẫu của vai.
1. Cấu tạo giải phẫu của vai
![]() |
Bả vai và các cơ chính giúp kiểm soát vai và cánh tay |
2. Chức năng của vai
Chức năng của vai chủ yếu là hỗ trợ cánh tay và giúp chúng ta thực hiện những vận động dùng đến bàn tay, thí dụ như với, xoay, vặn, mang vác, sử dụng các công cụ phong phú thí dụ như vợt tennis, nút bấm, xe ô tô, và cả dao phẫu thuật nữa. Có lúc công việc của vai là giữ mọi thứ thật vững, thí dụ như khi ta chụp ảnh, đánh răng hoặc làm các công việc sử dụng những cơ nhỏ ở tay như đánh bàn phím. Có lúc, vai lại đảm nhận phần lớn trách nhiệm, thí dụ như khi bạn ném một quả bóng, khi đó bàn tay chỉ điều khiển việc thả quả bóng đi mà thôi.
Bệnh viêm khớp mãn tính làm hư hại cấu trúc của khớp, từ từ lấn vào ổ chảo (hốc khớp vai) hoặc làm biến dạng bề mặt tròn nhẵn hoàn hảo nơi đầu xương cánh tay (xương cánh tay trên), biên độ hoạt động của khớp giảm đi. Ban đầu vẫn còn rất nhiều cách thích nghi: bả vai đẩy nhiều hơn về phía trước hoặc phía sau, nâng lên hoặc xuống, nghiêng sang phải hoặc trái. Những cử động phụ trợ này của bả vai giúp bù đắp phần khớp vai bị cứng. Các cơ điều khiển vị trí và định hướng của bả vai “nhượng bộ” đủ nhiều để các cử động khớp cần thực hiện, ở đây là cử động xương cánh tay trong hốc vai, không bị cản trở. Nhưng nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn, các dây chằng và bao khớp bắt đầu cứng lại chính bởi vỉ quá trình thích nghi đã diễn ra quá hiệu quả. Một vòng luẩn quẩn cứ thế lặp lại – khớp cử động càng ít thì khả năng cử động lại càng giảm. Ở giới hạn biên độ mới, khớp không phải cố gắng chút nào; vì thế giới hạn biên độ này ngày càng giảm đi. Khi giai đoạn thích nghi kết thúc, cánh tay sẽ không còn giơ được lên cao để với lên ngăn tủ trên cùng trong garage, hoặc không thể xoay được đủ mà kéo móc khóa áo ngực.
3. Mục đích của yoga với bệnh thấp khớp

Mục đích của yoga ở đây là chống lại những giới hạn đó trước khi chúng phá hỏng khả năng thích nghi của vai. Nhưng việc này là không hề dễ dàng chính bởi khả năng thích nghi vốn có của khớp! Khi giãn khớp gối, bạn có thể kéo đến hết mức chịu đựng, nhưng nếu bạn làm tương tự với khớp mỏm cùng vai, vai của bạn sẽ chỉ trượt trên mặt sau của lồng ngực để bù đắp thiếu sót. Vậy nên các bài tập cần phải tinh xảo hơn, giữ cố định bả vai phía sau lưng trước khi cử động vai.
Đôi khi những động tác lại được thực hiện ngược lại một cách thông minh: giữ xương tay cố định và chuyển động ổ chảo xung quanh nó.
Anusara Yoga và lời dạy của Iyengar có hướng dẫn đưa ra bốn nguyên tắc cụ thể quan trọng với phần vai:
- Mở thân mình – Để chuẩn bị cho bất kì động tác nào, hãy mở thân người để thở, mở mang suy nghĩ, đón nhận năng lượng tăng lên. Tránh bắt đầu từ tư thế co người, kể cả về thể chất lẫn tinh thần.
- Năng lượng cơ bắp – Những cơ bắp ở tay được kích hoạt, bám lấy xương và nối các xương phần trên cánh tay với hốc vai đem lại sự vững vàng.
- Vòng vai – Bả vai kéo về phía xương sống và hơi hạ xuống, khiến lồng ngực phía trước nâng lên. Đỉnh hai tai hơi ngửa ra sau nhằm duy trì độ cong tự nhiên của xương sống ở gáy. Việc này giúp gióng thẳng đai vai và cổ, đem lại cả sự vững chãi và tự do. Bạn hãy tham khảo hình vẽ và những giải thích về Vòng trong Phụ lục III.
- Năng lượng hữu cơ – Trong khi duy trì những động tác nêu trên, mở lồng ngực từ trung tâm, qua hai cánh tay, tạo ra khoảng trống ở khớp và cân bằng tác dụng nén của Năng lượng cơ bắp. Với năng lượng hữu cơ, động tác trở nên bớt máy móc mà biểu cảm, mượt mà và mở rộng.